Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ của những miền quê hương đất nước
Last Updated on January 17, 2023 by
Nói đến tên tuổi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhiều thế hệ chắc không khỏi bùi ngùi nhớ về những tác phẩm đi cùng năm tháng được in trong từng tập sách giáo khoa, những tác phẩm mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng thuộc lòng. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ của quê hương đất nước, ông trân trọng từng vẻ đẹp quê hương và gửi gắm vẻ đẹp ấy qua những vẫn thơ để lan tỏa tình yêu đến với độc giả.
Con đường sự nghiệp đầy dấu ấn của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, ông đã có nhiều năm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, vừa làm thơ, vừa hoạt động chính trị. Năm 1964 ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội rồi trở về Huế tham gia các phong trào đấu tranh sinh viên, viết báo và làm thơ, dùng ngòi bút của mình để làm phương tiện chiến đấu cho dân tộc. Ông tham gia xây dựng các cơ sở của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và được ghi nhận có đóng góp lớn. Trong suốt hơn 10 năm kể từ khi tốt nghiệp, nhà thơ đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Từ năm 1975 khi đất nước đã hòa bình, non sông thu về 1 mối, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư thường trực tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm tiếp theo ông giữ những chức vụ quan trọng trong Hội nhà văn, từng là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin và Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá là người luôn hướng về đất nước, từng áng văn thơ của ông luôn là những niềm yêu thương đất nước một cách bình dị nhất. Trong quá trình giữ những chức vụ quan trọng, điều duy nhất mà ông mong muốn là có thể bảo tồn nền văn hóa, giúp cho văn hóa Việt Nam không bị mai một trước sự thay đổi trong nền kinh tế thị trường. Ông từng có nhiều những phát biểu nhận được sự đồng tình về việc văn hóa hiện nay đang bị mai một ra sao, công tác bảo tồn cần cải thiện những gì.
Nhà thơ của những miền quê hương đất nước
Chủ đề xuyên suốt trong những áng thơ văn của nhà thơ là về đất nước cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ở thời chiến đó là những Cửa thép, Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, trong thời bình đó là những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương, nhắc nhở người ta ý nghĩa của quê hương với mỗi con người. Trong đó nổi bật hơn cả đó là tác phẩm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Cả 2 tác phẩm này đều được đưa vào giảng dạy trong chương trình học của các bạn học sinh và được nhiều thế hệ yêu mến.
Bài thơ Đất nước Nguyễn Khoa Điềm
“ Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ra cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời..
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
….”
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka–lưi…
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để dành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do…”
Trên đây là tiểu sử về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng như những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những bài thơ nổi tiếng khác của Nguyễn Khoa Điềm như Bếp lửa rừng, Trường ca, Lời chào, Xanh xanh bóng núi…