Những ca khúc trung thu bạn không thể bỏ lỡ trong dịp lễ trung thu này

Rate this post

Last Updated on January 16, 2023 by

Trung thu là ngày hội của thiếu nhi, khoảng thời gian các em được quây quần cùng bạn bè và người thân để cùng phá cỗ, xem múa lân. Vui trung thu rộn rã dưới đây là những ca khúc bạn không thể bỏ lỡ trong dịp lễ đặc biệt này.

Trung thu và ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống bận rộn

Từ xưa Trung thu đã là dịp lễ được hàng triệu trẻ em ở các nước Á Đông luôn mong ngóng. Bởi trong ngày này các em được cùng phá cỗ trông trăng, được bên gia đình và bạn bè thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo, xem múa lân và có những giây phút thật ý nghĩa. Không rõ Tết trung thu có từ khi nào chỉ biết rằng từ lâu cứ vào ngày Rằm tháng 8 các gia đình lại bày lên bàn thờ tổ tiên bánh nướng, bánh dẻo cùng mâm ngũ quả. Ở các nước Á Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc ngày Tết Trung thu cũng khá giống với Việt Nam. Nhiều người cho rằng có lẽ ngày này đã bắt đầu từ thời Xuân Thu tại Trung Quốc, lâu rồi lan sang các nước lân cận. Cũng có người lại cho rằng dựa vào nền văn minh lúa nước, Trung thu là dịp lễ để những người nông dân ăn mừng sau một vụ mùa bội thu. Dù thế nào đi chăng nữa đây vẫn là dịp cả gia đình quây quần bên nhau, con cái về bên cha mẹ để sum vầy ấm áp. Trung thu của trẻ em ngày xưa là những ký ức tươi đẹp với đèn ông sao, với đèn cù, pháo nổ tí tách. Trung thu của trẻ em ngày nay hiện đại hơn, nhiều trò chơi hơn bởi vậy lâu dần lại dường như mất đi ý nghĩa đẹp đẽ vốn có. Tuy vậy khi biết cách gìn giữ những giá trị truyền thống trong Trung thu hiện đại đây lại là 1 dịp không thể tuyệt vời hơn để dạy trẻ hướng đến gia đình, hiểu thêm về những sự tích thú vị, những câu chuyện nguồn gốc chú Cuội, chị Hằng. Và cũng chẳng có dịp nào phù hợp hơn để cả gia đình có thể cùng dành thời gian bên nhau như thế. Tạm gác đi những bận rộn trong cuộc sống, trung thu này các gia đình hãy cùng nhau tham gia những hoạt động thật ý nghĩa như cùng nhau trang trí, bày biện mâm ngũ quả đẹp mắt, đi xem múa lân về quê thăm ông bà, cùng làm bánh nướng, bánh dẻo, chắc chắn đó sẽ là những kỷ niệm vui nhiều ý nghĩa. Và những ngày này chắc chắn chúng ta sẽ không thể bỏ qua những giai điệu Trung thu thật vui tươi và sôi nổi đậm màu sắc thiếu nhi phải không nào.

Những ca khúc nhạc Trung thu hay và ý nghĩa nhất bạn không thể bỏ qua trong dịp trung thu này

Những ca khúc nhạc Trung thu thiếu nhi thường mang giai điệu vui nhộn, tái hiện khung cảnh vui chơi của các em nhỏ trong ngày trăng tròn. Những hình ảnh cổ tích dễ thương chị Hằng, chú Cuội, múa lân và cả đèn ông sao hiện lên thật thú vị. Nhiều bài hát nhạc trung thu hay nhất tuổi đời từ rất lâu còn mang đến những cảm xúc khó tả cho người lớn về ký ức trung thu thời xưa luôn vui vẻ và tràn ngập tiếng cười bên bạn bè trong xóm. Dưới đây là những ca khúc nhạc trung thu vui nhộn hay nhất cùng phần lời để bạn có thể thưởng thức trong ngày lễ đặc biệt này.

Nhạc Trung thu hay Rước đèn tháng 8

Rước đèn tháng 8 của nhạc sĩ Đức Quỳnh được xếp vào hàng những ca khúc về Rằm trung thu lâu đời nhất, tính đến nay cũng đã hơn 50 năm. Biết bao thế hệ đã nghe ca khúc này và có thật nhiều những kỉ niệm đáng nhớ. Dưới đây là phần lời của ca khúc Rước đèn tháng 8

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm

Đèn ông sao với đèn cá chép

Đèn thiên nga với đèn bướm bướm

Em rước đèn này đến cung trăng

Đèn xanh lơ với đèn tím tím

Đèn xanh lam với đèn trắng trắng

Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu

Tít trên cao dáng tròn xinh xinh

Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng

Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng

Em múa ca vui đón chị Hằng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính

Em rước đèn này đến cung trăng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính

Em rước đèn mừng đón chị Hằng

Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm

Em bé nhà ưa đứng quây quần

Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân

Em muốn ăn bốn, năm ba phần

Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng

Ngọt cay như mứt gừng mứt bí

Ăn mát lòng lại thấy vui thêm

Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp

Người vui hoan nói cười hấp tấp

Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm

Nhạc Tết Trung thu Thằng Cuội

Thằng Cuội sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Phương xuất hiện lần đầu vào năm 1953 với ca từ trong trẻo dễ thương gợi lên Trung thu ở một làng quê yên bình với những đứa trẻ bên câu chuyện của bà, của mẹ. Bài hát mang nhiều nét tích chuyện cùng âm hưởng dân ca đầy cuốn hút. Vài năm trở lại đây ca khúc bất ngờ được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất là sau khi xuất hiện trong bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Cùng ngân nga những giai điệu của Thằng cuội với phần lời dưới đây:

Bóng trăng trắng ngà có cây đa to

Có thằng Cuội già ôm một mối mơ

Lặng im ta nói Cuội nghe

Ở cung trăng mãi làm chi

Bóng trăng trắng ngà có cây đa to

Có thằng Cuội già ôm một mối mơ

Gió không có nhà

Gió bay muôn phương

Biền biệt chẳng ngừng

Trên trời nước ta

Lặng nghe trăng gió bảo nhau

Chị kia quê quán ở đâu

Gió không có nhà

Gió bay muôn phương

Biền biệt chẳng ngừng

Trên trời nước ta

Các con dế mèn suốt trong đêm khuya

Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ

Đền công cho dế nỉ non,

Trời cho sao chiếu ngàn muôn

Các con dế mèn suốt trong đêm khuya

Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ

Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây

Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây

Cùng trông ánh sáng cười vui

Chị em ta hãy đùa chơi

Sáng rơi xuống đời, sáng leo lên cây

Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây

Các em thích cười muốn lên cung trăng

Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang

Mười lăm tháng Tám trời cho

Một ông trăng sáng thật to

Các em thích cười muốn lên cung trăng

Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang

Các em thích cười muốn lên cung trăng

Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang

Cho mượn cái thang …

Ngoài ra nếu yêu mến những ca khúc nhạc Trung thu trong trẻo và vui nhộn của tuổi thơ, đừng bỏ qua những liên khúc nhạc Trung thu như Vầng trăng cổ tích, Ôi ánh trăng vàng, Chiếc đèn ông sao…Mong rằng với những giai điệu đáng yêu ấy bạn sẽ có một Trung thu đầy ấm áp bên gia đình và bạn bè. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *