Chân giò hầm ngũ vị, món ngon “nhức nách” mà các mẹ nên lăn vào bếp ngay nhé!
Last Updated on January 17, 2023 by Dan Dan
– Nấm hương khô
– 1 gói thuốc bắc hầm.
– Nước tương / xì dầu
– Muối / bột canh
– Quả táo
– Cà rốt
– Rau mùi ta
Các bước sơ bộ:
– Nấm hương rửa nhanh cho sạch bụi bẩn, ngâm nước ấm, sau khi nấm nở thì chắt lấy phần nước ngâm.
– Cho tai nấm vào lòng bàn tay, dùng lòng bàn tay còn lại ấn mạnh để cho hết nước.
– Gói gia vị thuốc bắc rửa qua nước lạnh cho sạch chất bẩn, ngâm cho mềm.
– Hành tây rửa sạch, thái nhỏ.
– Gừng rửa sạch, giã nhẹ (đừng đập quá mạnh sau một lúc thân gừng sẽ bị rã và khó gắp).
– Táo rửa sạch, cắt thành từng khoanh lớn.
– Cắt cà rốt thành khoanh tròn.
– Rửa sạch chân giò với chút muối hoặc rượu trắng để khử mùi hôi.
– Cho chân giò vào nồi nước đun sôi, khi nước sôi khoảng 3 phút vớt ra, rửa sạch, để ráo.
– Chân giò sau khi ráo nước, rưới nước tương / xì dầu và thêm chút muối / bột canh vào xoa đều lên da (dùng bao tay xoa đều).
– Để 30 phút cho ngấm, thỉnh thoảng múc tương đổ lên trên cho thấm màu (không nên cho nhiều tương / xì dầu sẽ có mùi khét)
Các bước xử lý:
– Đun nóng chảo (nên dùng chảo chống dính) ở lửa vừa, ấn cho da chân giò khô và se lại đều các mặt.
(Nếu bạn áp chảo như vậy, sau khi hầm da sẽ không bị lỏng, mềm và đàn hồi).
– Chân giò sau khi xào chín, cho vào nồi áp suất, cho nước ngâm nấm, táo, gừng, rau thơm, chút muối vào hầm.
– Nước chỉ nên cho gần ngập mặt thịt, không nên cho nhiều, nhớ canh sau khi nấu sẽ rất ngọt, không nên cho quá nhiều muối.
– Đun sôi, sau đó giảm nhỏ lửa và đun trong 40 phút, sau đó cho hành tây và cà rốt vào hầm thêm 20 phút ở lửa vừa.
– Sau khi hầm được 60 phút, vớt hành và gừng ra, hớt bớt mỡ trên mặt.
– Cho nấm đông cô vào, đun khoảng 5 phút thì tắt bếp, vì nước dùng có mỡ nên đun lâu, không nấu lâu quá nấm sẽ bị nhũn.
– Tắt bếp, cho rau mùi vào và thưởng thức.
Chúc các bạn thành công và ăn ngon miệng!
* Nguồn: Facebook Nguyễn Thị Thùy Linh